Học sinh Nguyễn Thị Thanh Thư lớp 9A4 đã tham gia cuộc thi với đề tài “Nghiên cứu và ứng dụng bèo lục bình xử lí nước hồ bị ô nhiễm chất hữu cơ”. Đây là đề tài thuộc lĩnh vực kĩ thuật môi trường. Hướng dẫn là cô giáo Nguyễn Thị Thu Hà phối hợp với các thầy cô của khoa Môi trường - Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Thanh Thư tâm sự về lý do chọn đề tài nghiên cứu: “Hiện nay ở nhiều nơi nước thải sinh hoạt không qua xử lý được xả trực tiếp gây ô nhiễm nghiêm trọng cho nơi tiếp nhận là ao, hồ, sông, … Xử lý bằng biện pháp sinh học là phương pháp đươc sử dụng phổ biến đối với các nguồn nước bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ. Ưu điểm chính của các biện pháp sinh học là: chi phí thấp, dễ thực hiện, thân thiện với môi trường.”
Học sinh Nguyễn Thị Thanh Thư lớp 9A4 trực tiếp lấy mẫu nước tại hồ Yên Khê
Học sinh Nguyễn Thị Thanh Thư lớp 9A4 tiến hành thả bèo lục bình tại hồ Yên Khê
Học sinh Nguyễn Thị Thanh Thư lớp 9A4 trong phòng thí nghiệp của khoa Môi trường –
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Ảnh: Học sinh Nguyễn Thị Thanh Thư lớp 9A4 tự tin trả lời các câu hỏi của Ban giám khảo.
Đề tài nghiên cứu về khả năng xử lí nước hồ bị ô nhiễm của bèo lục bình tại hồ Yên Khê, xã Yên Thường, Gia Lâm, Hà Nội. Với kết quả thu được, học sinh Thanh Thư đã đưa ra những giải pháp và những kiến nghị cụ thể để cải thiện tình hình ô nhiễm của hồ:
Tiếp tục nghiên cứu khả năng xử lý nước ô nhiễm khi tăng diện tích thả bèo lục bình. Nghiên cứu kết hợp bèo lục bình với các loại cây thuỷ sinh có khả năng xử lý ô nhiễm chất hữu cơ như: thuỷ trúc, bèo tấm, ngổ đồng…. Việc xử lý nước hồ nên kết hợp với các biện pháp kiểm soát nguồn thải và tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân xung quanh. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất chất lượng của cá, tôm được nuôi trong hồ được xử lý bằng bèo lục bình hoặc kết hợp giữa bèo lục bình với các loại cây thuỷ sinh khác.
Học sinh Nguyễn Anh Hoàng Ân lớp 8A4 tham gia cuộc thi với đề tài “Nghiên cứu về vật liệu SiGe” trong chế tạo pin năng lượng mặt trời” thuộc lĩnh vực khoa học vật liệu dưới sự hướng dẫn của cô giáo Nguyễn Thị Thanh Vân phối hợp với các thầy cô của trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Lí do Hoàng Ân chon đề tài này là: Trong các nguồn năng lượng hiện nay mà con người tìm được, cũng như đang nghiên cứu thì năng lượng mặt trời được xem là có tính ưu việt cao bởi nó đáp ứng tốt được các nhu cầu về cả năng lượng và môi trường.
Ảnh: Học sinh Nguyễn Anh Hoàng Ân trong phòng thí nghiệm.
Nghiên cứu đề tài, học sinh Nguyễn Anh Hoàng Ân đã thu được nhiều dữ liệu và kết quả về nghiên cứu, tìm hiểu vật liệu mới trong chế tạo pin mặt trời. Đồng thời, em cũng có điều kiện nâng cao nhận thức, tiếp cận vấn đề nghiên cứu về một lĩnh vực công nghệ mới.
Hai học sinh Nguyễn Phạm Ngọc Mai và Nguyễn Nam Hưng lớp 9A2 thực hiện đề tài “Đánh giá tác dụng của dung dịch rễ cau trong điều trị viêm lợi cho học sinh tại trường THCS Gia Thụy” thuộc lĩnh vực Y sinh và khoa học sức khỏe dưới sự hướng dẫn của cô Phạm Thị Huyền phối hợp với các bác sĩ của Học viện Y học cổ truyền Tuệ Tĩnh. Các em đã tiến hành khảo sát thực trạng viêm lợi của học sinh độ tuổi 12-15 của trường THCS Gia Thụy, Long Biên, Hà Nội và đánh giá tác dụng của dung dịch rễ cau trong điều trị viêm lợi cho học sinh của trường.
Học sinh Nguyễn Phạm Ngọc Mai và Nguyễn Nam Hưng đang thực hiện phần báo cáo của mình
Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy: Thuốc rễ cau có hiệu quả cao trong điều trị cho 134 học sinh bị viêm lợi tự nguyện tham gia nghiên cứu:
Mức giảm chỉ số lợi là: 2,64 ± 0,37 (P<0,05)
Mức giảm chỉ số chảy máu lợi là: 1,78 ± 0,55 (P<0,05)
Mức giảm viêm lợi: 97,0%
Tác dụng phụ của thuốc rễ cau trong điều trị viêm lợi:
Không có bệnh nhân nào có phản ứng phụ như: Đau rát, phồng rộp, mẩn ngứa, nổi mề đay…
Ảnh: Các em học sinh và giáo viên hướng dẫn
Cô Nguyễn Thị Thu Hà (giáo viên hướng dẫn các em nghiên cứu khoa học) cho rằng các bạn học sinh của nhà trường rất thông minh, sáng tạo và tự tin. Cô dành nhiều lời khen cho các em học sinh: “Năm nay đề tài nghiên cứu của các em có tính thực tiễn cao hơn năm ngoái”.
Đến cổ vũ cho con em mình trong suốt cuộc thi, phụ huynh các em đã bày tỏ sự tự hào: “Nhà trường đã tạo ra được một sân chơi bổ ích và thú vị cho các bạn học sinh. Các em thực sự đam mê và dành nhiều tâm huyết cho các đề tài của mình”.
Cuộc thi này đã giúp các em thỏa mãn được niềm đam mê nghiên cứu khoa học của mình và cũng là cơ hội để các em khẳng định bản thân với các bạn học sinh trường khác. Với sự hỗ trợ từ các thầy cô giáo và sự quan tâm và động viên của gia đình, tất cả các em đều hoàn thành xuất sắc phần báo cáo dự thi của mình và hứa hẹn mang chiến thắng về cho ngôi trường THCS Gia Thụy.