Như thầy cô và các em học sinh đã biết bây giờ là cuối mùa đông và đầu mùa xuân, thời tiết rét và ẩm, sức đề kháng của cơ thể suy giảm, nhất là đối với trẻ em. Với kiểu thời tiết như vậy, chúng ta có thể rất dễ mắc bệnh. Một trong các bệnh hay gặp vào mùa đông xuân chính là bệnh sởi. Vậy bệnh sởi là gì, nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng và cách phòng bệnh như thế nào? Sau đây là bài tuyên truyền giúp các em học sinh hiểu rõ hơn về căn bệnh này, đồng thời các em cũng đã biết cách để tuyên truyền cho gia đình và những người xung quanh chủ động phòng tránh bệnh như:
- Tiêm phòng vác xin sởi đầy đủ cho trẻ dưới một tuổi.
- Phát hiện sớm và cách ly trẻ bị sởi: Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời khám, điều trị phòng các biến chứng và diễn biến nặng của bệnh sởi…
Vệ sinh cá nhân:
+ Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh và người nghi bị bệnh.
+ Rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với người bệnh và người nghi bị bệnh.
+ Che miệng khi ho, hắt hơi.
- Dinh dưỡng hợp lý: Cha mẹ trẻ em cần nâng cao sức đề kháng cho trẻ bằng cách tăng cường dinh dưỡng đầy đủ, đề phòng trẻ bị suy dinh dưỡng. Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ bằng cách uống nhiều nước hoa quả, ăn lỏng, đủ chất dinh dưỡng, không nên kiêng khem quá.
- Vệ sinh môi trường:
Tẩy trùng sàn nhà, đồ chơi trẻ em, dụng cụ sinh hoạt hằng ngày. Trong trường hợp lớp học, nhà có người bệnh thì phải tẩy trùng dụng cụ, vật dụng của người bệnh bằng dung dịch cloramin B.
-Tránh cho trẻ tiếp xúc với nguồn bệnh: Trong trường hợp môi trường của trẻ có người mắc sởi, cần cho trẻ tránh tiếp xúc để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh sởi. Trong trường hợp nhà có người bị mắc sởi, cần cách ly người bệnh để tránh lây lan cho cộng đồng: Trẻ em phải nghỉ học, người lớn phải nghỉ làm 5 ngày kể từ khi bắt đầu phát ban.