!important;
I.Tổng quát:
1. Vai trò, thực trạng việc dạy học môn Giáo dục công dân hiện nay
2. Sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực, tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập, nhất là trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
3. Một số giải pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Giáo dục công dân đạt hiệu quả tại trường THCS Gia Thụy Thành phố Hà Nội.
4. Kết quả đạt được trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
II. Nội dung:
1. Vai trò, thực trạng việc dạy học môn Giáo dục công dân hiện nay
Môn Giáo dục công dân có vai trò và ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Môn Giáo dục công dân là môn học trực tiếp cung cấp lí luận và thực tiễn về những chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
Trong thực tiễn hoạt động dạy và học hiện nay, thông qua thực hiện chương trình, sách giáo khoa hiện hành và chuẩn kiến thức - kỹ năng, …ở các trường hiện nay đã hình thành một quan niệm trong phụ huynh, học sinh và cả trong giáo viên “môn chính” và “môn phụ”. Môn chính là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Lý, Hóa, Sinh còn lại là môn phụ: Sử, Địa, Giáo dục công dân… Đối với môn phụ, mức độ quan tâm là rất ít, vì chỉ cần lên lớp học là được - môn thuộc bài, không cần gì phải suy nghĩ, tư duy so sánh, phân tích đánh giá gì cả. Điều này đã dẫn đến việc xem thường các giáo viên dạy các môn này, vì nó là “môn phụ”. Từ đó ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động dạy và học ở các môn học này. Trong đó có vấn đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Giáo dục công dân. Xuất phát từ thực tế trên có thể do nhiều nguyên nhân sau:
- Người thầy chậm đổi mới phương pháp dạy học, hoặc nếu có đổi mới cũng chỉ là đối phó, chiếu lệ, làm lấy có;
- Thiết bị dạy học lạc hậu chưa thu hút được học sinh vào bài dạy, giáo viên chưa đầu tư để làm đồ dùng dạy học mới có chất lượng;
- Chưa có giải pháp hiệu quả để phát huy tính chủ động của học sinh trong quá trình học tập, kéo theo chất lượng giáo dục và hiệu quả đào tạo chưa cao;
2. Sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực, tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập, nhất là trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
Đất nước chúng ta đã và đang trên đà phát triển mạnh mẽ, vấn đề chất lượng nguồn nhân lực con người là vấn đề rất cần được quan tâm. Muốn vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những yêu cầu cấp thiết đối với ngành giáo dục hiện nay nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng, năng động, sáng tạo đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước chúng ta hiện nay và trong tương lai.
Trong đó, phương pháp dạy học là yếu tố rất quan trọng và nó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo. Một phương pháp giảng dạy khoa học, phù hợp sẽ tạo điều kiện để giáo viên và học sinh phát huy hết khả năng của mình trong việc truyền đạt, lĩnh hội kiến thức và phát triển tư duy. Một phương pháp giảng dạy khoa học sẽ làm thay đổi vai trò của người thầy đồng thời tạo nên sự hứng thú, say mê và sáng tạo của người học. Như chúng ta đã biết, phương pháp dạy học trước đây chủ yếu là “ Thầy đọc – trò chép”, “Thầy nói – trò nghe”, đây là lối truyền thụ kiến thức một chiều và hậu là dẫn đến học sinh thụ động trong tiếp thu kiến thức, ngại phát biểu hay tranh luận cùng bạn bè, thiếu khả năng thuyết trình, lười tư duy, thiếu tính sáng tạo trong học tập. Nhất là khi học sinh dự thi học sinh giỏi môn Giáo dục công dân, khi gặp phải những câu hỏi có tính tổng hợp, phân tích, câu hỏi mở đòi hỏi phải tư duy thì đa phần học sinh không biết cách làm dù rằng những kiến thức đó các em đã biết, đã nghe thầy cô giảng nhiều lần.
Muốn đạt hiệu quả cao trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Giáo dục công dân, theo tôi mỗi giáo viên cần phải thực hiện tốt các yêu cầu: Nắm vững nguyên tắc đổi mới phương pháp dạy học, cách thức hướng dẫn học sinh lựa chọn phương pháp học tập, coi trọng tự học và biết xây dựng các tài liệu chuyên môn phục vụ đổi mới phương pháp dạy học; biết học kinh nghiệm những giáo viên dạy giỏi nhiều năm ở trường nơi công tác và giáo viên giỏi có kinh nghiệm cùng bộ môn ở các trường bạn; sẵn sàng tiếp nhận những thông tin phản hồi từ sự đánh giá, nhận xét xây dựng của học sinh và đồng nghiệp; người thầy cần kiên trì phát huy mặt mạnh, có ý thức tự học tự trao dồi về chuyên môn, khắc phục mặt yếu, luôn tự tin, không tự ty hoặc chủ quan thỏa mãn với những kết quả đã đạt được; hướng dẫn học sinh biết cách tự học, tiếp nhận kiến thức mới và biết rèn luyện kĩ năng, tự đánh giá kết quả học tập; tự giác, hứng thú học tập; biết ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình học tập. Chất lựợng giảng dạy của giáo viên có thể được đánh giá từ kết quả học tập của học sinh, từ kết quả của các cuộc thi chọn học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh do Phòng GDĐT và Sở GDĐT tổ chức.
3. Một số giải pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Giáo dục công dân đạt hiệu quả tại trường THCS Gia Thụy, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội.
Trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi, muốn đạt được hiệu quả cao theo tôi người thầy cần tập trung vào những việc sau đây:
- Trước hết, người thầy cần phải chủ động xây dựng kế hoạch, xây dựng nội dung, chương trình ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi bộ môn mình phụ trách ngay trong hè và trình lãnh đạo trường xét duyệt trước khi tiến hành ôn luyện; trong đó, cần chú trọng đến việc xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi và xem đây là khâu quan trọng nhất trong quá trình ôn luyện học sinh giỏi. Đặc biệt cần bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng và sự cần thiết phải mở rộng, nâng cao kiến thức chuyên môn một cách hợp lý, khoa học, có hệ thống.
- Tích cực, chủ động vận dụng việc đổi mới phương pháp dạy học vào công tác bồi dưỡng học sinh giỏi bằng cách thường xuyên tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm thông qua việc cùng nhau thảo luận để trả lời những câu hỏi khó, câu hỏi có tính khái quát, phân tích, đánh giá, so sánh và nhận định các tình huống, sự kiện về chuẩn mực đạo đức và pháp luật nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập, tránh tình trạng học tủ, học vẹt, học mà không hiểu nội dung không nắm được vấn đề; chú ý đến việc rèn luyện kỹ năng trình bày cho học sinh, khả năng diễn đạt sao cho hợp lý, khoa học;
Ví dụ 1: Dân chủ là gì? Kỉ luật là gì? Em hiểu câu “ Dân chủ và kỉ luật là sức mạnh của một tập thể” như thế nào?
Ví dụ 2: Lao động tự giác, lao động sáng tạo là gì? Em có đồng ý với ý kiến cho rằng: “Đòi hỏi học sinh rèn luyện ý thức lao động tự giác là không cần thiết vì nhiệm vụ chính của họ hiện nay là học tập chứ không phải lao động”? Vì sao?
Ví dụ 3: Thế nào là kế thừa, phát huy truyền thống dân tộc? Vì sao nói, kế thừa, phát huy truyền thống dân tộc là yếu tố vô cùng quan trọng trên con đường phát triển, công nghiệp hóa và hiện đại hóa, đất nước ?
Đây là những câu hỏi tương đối khó đòi hỏi học sinh phải phải sáng tạo, biết cách khái quát, phân tích, so sánh nếu học sinh chỉ thuộc bài mà không tư duy thì khó có thể làm được các dạng câu hỏi này. Từ đó cho thấy vai trò hướng dẫn của người thầy là cực kỳ quan trọng trong dạy học nói chung, trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng. (Từ đây chúng ta có thể thấy rằng môn Giáo dục công dân không chỉ có học thuộc bài là đủ mà nó đòi hỏi phải luôn luôn tư duy, sáng tạo trong học tập).
- Kết hợp một cách hài hòa giữa lý luận và thực tiễn, biết vận dụng kiến thức vào thực tế một cách hợp lý thông qua việc xử lý các tình huống, cách ứng xử tốt đẹp, các việc làm cụ thể với nội dung kiến thức vừa học, điều này đã tạo nên sự thích thú, say mê học tập Giáo dục công dân cho nhiều học sinh, giúp các em phát hiện ra vấn đề vừa học và điều này rất cần thiết cho việc học tập bộ môn Giáo dục công dân.
Ví dụ: Khi dạy bài phòng, chống nhiễm HIV/AIDS của chương trình lớp 8 giáo viên đưa ra tình huống:
Hiền rủ Thủy đến nhà Huệ chơi nhân ngày sinh nhật của Huệ. Thủy nói: “Cậu không biết là chị của Huệ bị ốm à? Người ta nói chị ấy bị AIDS. Tớ sợ lắm, nhỡ bị lây thì chết, tớ không đến đâu!”.
  !important; a. Em có đồng tình với Thủy không? Vì sao?
  !important; b. Nếu em là Hiền thì trong trường hợp đó, em sẽ làm gì?
Khi kết hợp với xử lý tình huống các em sẽ nắm vững và khắc khâu kiến thức hơn và cũng chính học tập qua tình huống đã tạo cho học sinh có thêm sự hứng thú, đam mê học tập. Từ đó giúp các em sẽ chủ động, mạnh dạn hơn trong học tập.
- Có kế hoạch kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở việc ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi hàng tuần, thường xuyên tuyên dương, khen thưởng học sinh trước lớp, trước sinh hoạt dưới cờ nếu các em có tiến bộ trong học tập hay đạt kết quả cao trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp thành phố nhằm tạo thêm động lực để các em phấn đấu trong học tập đạt thành tích cao nhất. Đặc biệt lãnh đạo nhà trường rất quan tâm đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, thường xuyên nhắc nhở, động viên và tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên hoàn thành nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Bản thân người giáo viên phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn để có đủ trình độ và năng lực hướng dẫn học sinh nắm vững kiến thức kỹ năng bộ môn; thường xuyên rút kinh nghiệm qua các năm bồi dưỡng học sinh giỏi, từ đó rút ra bài học trong công tác này; không tự mãn với những kết quả đạt được mà bản thân người thầy phải luôn đổi mới sao cho phù hợp với thực tiễn, luôn tự học, tự rèn luyện về chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đáp ứng sự nghiệp trồng người mà Đảng và Nhà nước giao phó “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.
4. Kết quả đạt được trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
Từ năm 2009 đến nay nhà trường đều có học sinh giỏi cấp thành phố. Đặc biệt khi về trường THCS Gia Thụy năm 2009 tôi cũng đều có học sinh giỏi cấp quận, cấp thành phố.