Một số kinh nghiệm khi viết sáng kiến kinh nghiệm
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phượng- GV Tổ Xã hội.
Viết sáng kiến kinh nghiệm là hoạt động giúp các thầy cô giáo nâng cao chất lượng đổi mới công tác giảng dạy, đưa ra nhiều sáng kiến mới nhằm cải thiện chất lượng giáo dục.
Muốn viết được sáng kiến kinh nghiệm hay, trước tiên cần phải nắm được những tiêu chí đánh giá sáng kiến kinh nghiệm.
1. Hình thức trình bày sáng kiến kinh nghiệm
Để thể hiện được tính chuyên nghiệp cho sáng kiến kinh nghiệm, người viết cần chú ý đến hình thức của bài viết.
- Trình bày trên khổ giấy A4 (21,0 x 29,7cm); Kiểu chữ Time New Roman; Phông Unicode; Cỡ chữ 13; Lề trái 3cm, lề phải 2cm, lề trên 2cm, lề dưới 2cm.
- Kết cấu hợp lý: gồm 3 phần chính: đặt vấn đề; giải quyết vấn đề; kết luận và khuyến nghị.
2. Về nội dung
- Chủ đề mới mẻ và sáng tạo:
- Đã là một sáng kiến kinh nghiệm thì chắc chắn nó cần phải đảm bảo tính mới mẻ, điều này có nghĩa là chủ đề của sáng kiến phải chưa từng được công bố, không trùng lặp với những sáng kiến trước đó.
- Đồng thời, người viết cũng cần sáng tạo trong cả nội dung và hình thức, khai thác những góc nhìn mới mẻ, giải quyết được những vấn đề còn tồn đọng.
- Tính thực tiễn và khả năng ứng dụng.
- Tính hiệu quả.
- Cụ thể, cần đạt các yêu cầu sau:
a. Đặt vấn đề: nêu được rõ ràng lí do lựa chọn vấn đề cần giải quyết; giới hạn phạm vi vấn đề; nêu ý nghĩa của vấn đề: có tính thực tiễn, tính phổ biến, tính thời sự…
b. Giải quyết vấn đề:
- Lựa chọn và sử dụng phương pháp nghiên cứu phù hợp với các nguyên lý giáo dục và các nguyên tắc sư phạm.
- Chỉ rõ tính mới, tính sáng tạo của các giải pháp.
- Nội dung đảm bảo tính khoa học, chính xác, không có lỗi chính tả, lỗi cú pháp.
- Đưa ra các biện pháp, giải pháp cụ thể, khả thi, có thể áp dụng được ở nhiều đơn vị.
- Đánh giá được hiệu quả mà các giải pháp, kinh nghiệm mang lại, thể hiện bằng các số liệu minh họa cụ thể.
- Nêu được ý nghĩa của sáng kiến đối với thực tiễn quản lý và giảng dạy trong nhà trường.
c. Kết luận và khuyến nghị
- Khẳng định kết quả mà sáng kiến mang lại.
- Gợi mở những vấn đề bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu.
- Khuyến nghị và đề xuất với các cấp quản lý về các vấn đề có liên quan đến áp dụng và phổ biến SKKN.