Về dự CĐ có đ/c Phạm Thị Hải Vân, phó Hiệu trưởng nhà trường, các đ/c trong Nhóm Văn 7 và GV trong tổ
Qua phần trình bày chi tiết, đầy đủ của đại diện Nhóm 1, các em đã thể hiện có những hiểu biết cần thiết về nhà văn Phạm Duy Tốn, người được coi là mở đường cho nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. Trong tiết học, cô giáo đã dành phần lớn thời lượng cho việc tìm hiểu nội dung thứ nhất của bài học: Nguy cơ đê vỡ và sự chống đỡ của dân phu.
Với sự kết hợp nhịp nhàng giữa cô và trò, từng bước cảnh tượng thiên nhiên dữ dội đã hiện ra sinh động và ấn tượng . Ngoài trời “mưa cứ tầm tã trút xuống” trong thời khắc đặc biệt: “một giờ sáng” , dân phu hộ đê đã mệt lử, sức người cứ đuối dần, bé nhỏ trước sức trời còn cuồn cuộn. Tất cả đang dự báo cho một tai họa vô cùng khủng khiếp đang sắp diễn ra...
Bằng các phương pháp dạy học tích cực, qua phần gợi mở của cô, các em đã có những nhận xét bước đầu về việc sử dụng thủ pháp tương phản và tăng cấp của tác giả, từ đó khai thác sâu hơn từng hình ảnh, chi tiết trong phần đầu của tác phẩm.
Tuy nhiên , điểm cần lưu ý trong tiết dạy là cô giáo cần hướng dẫn các em chắt lọc thông tin hơn khi trình chiếu, trình bày vấn đề.
Sau tiết dạy, GV trong nhóm đã họp nhóm trao đổi, chia sẻ suy ngẫm về bài dạy trên cơ sở lắng nghe và tôn trọng ý kiến của đồng nghiệp. Dựa trên kết quả thảo luận và những điều đã quan sát, học tập được, từng GV, tổ chuyên môn rút kinh nghiệm và vận dụng linh hoạt để đổi mới hoạt động dạy học ở lớp mình một cách hiệu quả.