Đến dự CĐ có đ/c Phạm Thị Hải Vân, Phó Hiệu trưởng nhà trường, các đ/c trong nhóm GDCD và toàn thể giáo viên trong tổ Xã hội. Từ một tình huống cụ thể: Bạn học sinh tên Phương đã tự ý mở thư của bạn Hiền. Vì cho rằng Hiền là bạn thân, chuyện gì Hiền cũng tâm sự hết với mình nên Phương được phép đọc thư của bạn. Cô giáo đã tổ chức cho học sinh trong lớp thảo luận để nêu lên ý kiến nhằm xử lí tình huống.
Trước những ý kiến, quan điểm cá nhân, cô giáo đã giúp học sinh có những đánh giá, nhận xét chuẩn xác nhất để từ đó các em nhận thức được quyền được đảm bảo an toàn, bí mật thư tín, điện thoại và điện tín là một trong những quyền cơ bản của công dân, đã được quy định trong Điều 21, Hiến pháp 2013 của nhà nước. Trong tiết học, bằng những hình ảnh sinh động, phong phú, đặc biệt là những tình huống có trong thực tế, các em học sinh đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm của bản thân về quyền được pháp luật bảo về, tôn trọng đối với những thông tin cá nhân. Qua đó, HS biết tôn trọng quyền bảo đảm bí mật thư tín, điện tín của người khác đồng thời biết lên án, phê phán những hành vi, việc làm trái pháp luật: xem trộm thư từ, đọc trộm nhật kí, đọc trộm điện thoại…Tiết học với định hướng phát huy các năng lực học tập bộ môn của HS đã được cô giáo thực hiện một cách hiệu quả.Tuy nhiên, tiết học cũng cần lưu ý cách thức tổ chức các hoạt động để tất cả học sinh trong lớp cùng hưởng ứng tham gia, cô giáo cũng cần giới thiệu kĩ hơn, giúp học sinh hiểu rõ và phân biệt các khái niệm thư tín, điện tín. Phương pháp dạy học sẽ được áp dụng rộng rãi trong dạy học bộ môn GDCD khối 6 trong Nhà trường.